Trang chủ - Cá độ online

Cảnh báo nguy cơ đuối nước ở trẻ em khi mùa hè đến

Thứ tư - 19/04/2023 11:05
Mùa hè là thời điểm nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em tăng cao, trong đó có các hoạt động bơi lội. Tuy nhiên cũng từ hoạt động này dẫn đến nhiều vụ đuối nước thương tâm. Để hạn chế đuối nước, người lớn cần làm gì để giúp trẻ vui chơi an toàn và bổ ích khi hè đến ?.
bs ckii mai van minh
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Cấp cứu
Hồi sức cá độ online
I. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ em

Theo thống kê, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 1-4 tuổi và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi.

Mùa hè nóng nực, trẻ được nghỉ hè, hay tụ tập rủ nhau đi tắm biển, ao hồ, sông ngòi mà không có người lớn đi kèm. Những gia đình có điều kiện, nghỉ hè thường cho con em đi tắm biển nhưng thiếu sự kèm cặp, giám sát trẻ cũng dễ xảy ra tai nạn đuối nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em. Phần lớn là do sự bất cẩn trong việc quản lý trẻ của các bậc phụ huynh, bên cạnh thì việc phổ biến, giáo dục kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ em ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế. Các bậc phụ huynh chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại, bên cạnh đó hệ thống sông, suối, ao, hồ, bể nước lại có sẵn ở mọi nơi, kể cả bể cá cảnh ngay tại nơi vui chơi giải trí.

Bơi lội là kỹ năng cần thiết nhất để trẻ phòng tránh đuối nước nhưng hầu hết trẻ ít được dạy bơi, nếu có cũng không hiệu quả. Học bơi của trẻ nhỏ tại các vùng nông thôn phần lớn là do tự phát. Khi gặp nạn lại không biết cách cứu nhau nên hậu quả xấu xảy ra là điều khó tránh.

Môi trường sống chung quanh luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình, nơi hồ chứa nước không có nắp đậy an toàn hoặc không  có rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Gần đây, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm, ngay cả bể cá cảnh tại các điểm vui chơi hay bồn tắm nhân tạo tại gia cũng rất dễ gây nên tai nạn đuối nước.

Tai nạn xảy ra trong các trường hợp trẻ không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…

Trẻ không được trang bị kỹ năng an toàn và xử lý tình huống khi bơi. Do người lớn lơ là, chủ quan cho rằng đuối nước khó có thể xảy ra, nên không giám sát trẻ chặt chẽ, để trẻ ở nhà một mình,… cho đến kiến thức phòng ngừa sơ cứu của người lớn còn hạn chế.

II. Vài cách phòng chống đuối nước cho trẻ em

1. Luôn giám sát trẻ trong tầm tay.

Trẻ chưa có kinh nghiệm bơi lội nên cần được giám sát liên tục khi chúng chơi trong hoặc gần hồ bơi hoặc trên bãi biển. Điều đó có nghĩa người lớn phải có trách nhiệm, luôn ở dưới nước với con trẻ, trong khoảng cách có thể chạm vào, và dành 100% sự chú ý đến trẻ. Khi dẫn trẻ học bơi phải luôn để trẻ trong tầm mắt, bất kể trẻ bao nhiêu tuổi. Trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể bị mắc kẹt dưới nước, mệt mỏi hoặc trở nên hoảng loạn.

2. Tránh xa điện thoại

Khi đang ở bể bơi, bãi biển hoặc hồ nước, hãy tắt và không sử dụng điện thoại. Theo nghiên cứu chỉ cần đọc một tin nhắn văn bản hay trả lời một cuộc điện thoại trong năm giây, là đủ thời gian để một đứa trẻ có thể bị đuối nước hay chết ngạt nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là  để điện thoại ở nhà; tốt nhất là giữ trong tầm tay để dùng khi gọi cấp cứu.

3. Luôn mặc áo phao

Trẻ nhỏ và người chưa biết bơi phải luôn mặc áo phao vừa vặn khi ở gần nước và khi bơi. Tuy nhiên cũng không nên quá tin vào những dụng cụ này, nó chỉ để phòng chứ không bao giờ được sản xuất để bảo vệ sự sống. Nếu trẻ nhỏ không biết bơi, cho bé sử dụng, nhưng người lớn phải ở bên cạnh.  Tất cả trẻ em cũng phải được yêu cầu mặc áo phao bất cứ khi nào chúng ở trong hoặc trên phương tiện thủy, còn người lớn nên mặc áo phao khi chèo thuyền để làm gương về an toàn và tạo điều kiện giúp đỡ con trẻ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Lắp đặt các tấm chắn nước thích hợp.

Các gia đình nên lắp đặt hàng rào ngăn cách hồ bơi với nhà ở, sân nên có cổng tự đóng, tự chốt, bể bơm hơi và bể nhựa chừa nước. Giới chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các bể bơi lớn dành cho trẻ vì chúng quá nặng, không an toàn. Nếu sử dụng bể bơi nhỏ cho trẻ nên xả nước khi không sử dụng, kể cả bể nông. Rất nhiều bậc cha mẹ đều nghĩ rằng một đứa trẻ 3 hoặc 4 tuổi có thể đứng dậy và ra khỏi bể bơi. Nhưng lại không hề hay biết trường hợp trẻ ngã, sợ hãi và không biết cách xử lý nên có thể bị chết đuối trong vài phút.

5. Nên cho trẻ học bơi

Các chuyên gia khuyên tất cả trẻ em và cha mẹ nên học bơi. Các kỹ năng bơi cơ bản dưới nước sẽ giúp xử lý tình huống khi nguy hiểm. Vậy độ tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu học bơi? . Không có đề xuất chương trình bơi chính thức dành cho trẻ em dưới 1 tuổi. Quyết định cho trẻ trên một tuổi học bơi do phụ huynh đưa ra dựa trên sự sẵn sàng phát triển của trẻ và khả năng tiếp xúc với nước.

Hãy cho con bạn tham gia các bài học hàng năm để rèn luyện kỹ năng và học hỏi những điều mới, nhưng phải theo sát trẻ. Nếu trẻ hoảng sợ, trẻ sẽ không quay trở lại với học bơi nữa.

6. Cho trẻ kết bạn với những đứa trẻ lớn hơn

Như một lớp bảo vệ bổ sung, các chuyên gia khuyên trẻ em nên tuân theo hệ thống bạn thân. Ghép nối con bạn với một người bạn hoặc anh chị em ruột và giải thích rằng mỗi đứa trẻ đều có trách nhiệm trông coi đứa nhỏ tuổi hơn.

7. Dạy trẻ quy tắc khi tiếp xúc với nước
 

boi


·       Không tiếp xúc với nước trong ao hồ, sông ngòi, bồn tắm… khi không có người lớn đi kèm

·       Không lặn dưới nước dù nông

·       Không đẩy, kéo trẻ khác xuống nước..

8. Học cách hô hấp nhân tạo

Mọi người cần học cách giải cứu một người bị đuối nước, nhất là cách hô hấp nhân tạo trong khi chờ xe cứu thương đến. Hô hấp nhân tạo khi tim ngừng đập, giúp máu tiếp tục lưu thông lên não, ngăn ngừa hậu quả xấu. Vì lý do này, người lớn, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần được đào tạo về hô hấp nhân tạo. Nếu chưa được đào tạo hoặc không quen với hô hấp nhân tạo, hãy thực hiện ép ngực (100 lần mỗi phút) và hà hơi thổi ngạt. Làm điều này đối với người đuối nước luôn tốt hơn là không làm gì cả.

9. Nhận thức được những mối nguy hiểm ngay tại gia

Hầu hết các tai nạn chết người ảnh hưởng đến trẻ nhỏ đều xảy ra ở bể bơi sân sau, nhưng cũng có những mối nguy hiểm lén lút xung quanh nhà và trên bãi biển. Đó là lý do tại sao nhận thức được nguy cơ đuối nước và các biện pháp phòng ngừa an toàn là rất quan trọng. Như tại bồn tắm, không bao giờ để trẻ dưới 4 tuổi ngồi một mình trong bồn tắm hoặc gần bồn tắm. Một đứa trẻ ở độ tuổi đi học có thể tự tắm nhưng cha mẹ nên ở trong tầm kiểm soát, giám sát trẻ.

Một đứa trẻ mới lẫm chẫm biết đi có thể ngã đập đầu vào một chiếc xô đầy nước và không thể thoát ra được. Ngay cả một thùng lạnh chứa đầy băng tan cũng có thể gây nguy cơ chết đuối. Luôn đảm bảo để trống (đổ hay tháo hết nước) các dụng cụ này sau khi sử dụng. Luôn đậy nắp bồn cầu và đóng cửa phòng tắm khi gia đình có trẻ nhỏ.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

  Ý kiến khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây