Trang chủ - Cá độ online

Ngộ độc thực phẩm và những điều mọi người cần làm

Thứ bảy - 27/04/2024 09:07
Thời tiết ngày càng nắng nóng, kèm với đó là ô nhiễm môi trường và ý thức của con người chưa cao…, ngộ độc thực phẩm gần đây gia tăng. Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế căn bệnh này, nhất là ở nhóm người rủi ro cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi?
bs nguyen thi bich thuy
BSCKI. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Trưởng khoa Khám bệnh
cá độ online

1. Cập nhật ca ngộ độc thực phẩm mới nhất

Báo chí trích dẫn nguồn tin từ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, tính đến 15h chiều 16/3, tổng số ca bị ngộ độc các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận là 358 ca, số ca nhập viện điều trị là 245, tổng số ca hiện đang điều trị là 170 ca (ngày 15/3 là 201 ca). Đây là sự cố ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán cơm gà ở đường Bà Triệu, TP Nha Trang vào trưa ngày 11/3.

Bên cạnh đó, số ca kê đơn cho về theo dõi ngoại trú là 110 ca, tổng số ca xuất viện trong ngày là 78 ca (ngày 15/3 là 38 ca). Một bệnh nhân tình trạng nặng là phụ nữ mang thai 18 tuần cơ bản đã hồi phục sức khỏe. Bệnh nhân được chuyển sang Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều trị. Kết quả cấy phân dương tính với vi khuẩn Salmonella - độc tố đường tiêu hóa nguy hiểm.

Trước đó vào năm 2022, Khánh Hòa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhất trong khối học đường, khi 648 học sinh tại một trường học trên địa bàn thành phố Nha Trang nhập viện sau bữa ăn trưa, trong đó một ca tử vong. Nguyên nhân vụ ngộ độc được xác nhận là do vi khuẩn Salmonella, xuất phát từ cánh gà chưa nấu chín.

2. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm hay thức ăn hoặc trúng thực xảy ra khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh. Ngộ độc thực phẩm thường ít đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây khó chịu và hầu hết đều hồi phục hoàn toàn trong vòng vài ngày ngay cả khi không điều trị.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mọi người đều có thể bị ngộ độc thực phẩm khi nuốt phải một số vi trùng nhất định, như Salmonella hoặc E. coli. Các triệu chứng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mầm bệnh. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là tiêu chảy, đau bụng hoặc chuột rút, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy nhớ uống nhiều nước để tránh mất nước (cơ thể không có đủ nước).

Hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng từ ngộ độc thực phẩm  bao gồm: Viêm màng não; tổn thương thận; mắc hội chứng tăng urê huyết tán huyết (HUS), có thể gây suy thận; viêm khớp và tổn thương não và thần kinh.

Bảng dưới đây  cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng do các loại mầm bệnh hay vi trùng gây ra:
 

Thời điểm xuất hiện triệu chứng Triệu chứng Vi trùng Nguồn gây bệnh
1 tuần Tiêu chảy ra nước, chán ăn, sụt cân, co thắt dạ dày, đầy hơi, đầy hơi, buồn nôn, mệt mỏi Cyclospora Trái cây hoặc rau sống và thảo mộc
12 đến 48 giờ Tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau dạ dày—cũng có thể sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể
 
Norovirus Rau xanh, trái cây tươi, động vật có vỏ (chẳng hạn như hàu sống), nước bị ô nhiễm, người nhiễm bệnh, chạm vào các bề mặt có vi-rút gây bệnh
8 đến 36 giờ Khó nuốt, yếu cơ, nhìn đôi hoặc mờ, sụp mí mắt, nói lắp và khó cử động mắt - các triệu chứng bắt đầu ở đầu và di chuyển xuống khi bệnh nặng hơn
 
Clostridium botulinum (Botulism) Thực phẩm đóng hộp hoặc lên men không đúng cách, rượu bất hợp pháp tự chế
2 đến 5 ngày Tiêu chảy (thường có máu), sốt, co thắt dạ dày
 
Sốt và các triệu chứng giống cúm (chẳng hạn như đau cơ và mệt mỏi), nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, mất thăng bằng và co giật
Campylobacter Thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi (chưa tiệt trùng), nước bị ô nhiễm, vật nuôi (kể cả chó và mèo)
 
2 tuần
Những người đang mang thai: Nhiễm trùng khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc nhiễm trùng đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt và cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bất thường Listeria Queso fresco (pho mát trắng) và các loại pho mát mềm khác, rau mầm sống, dưa, xúc xích, pate, thịt nguội, cá hun khói và sữa tươi (chưa tiệt trùng)
3-4 ngày Đau bụng dữ dội, tiêu chảy (thường ra máu), nôn mửa
Ảnh hưởng lâu dài: Khoảng 5–10% số người được chẩn đoán mắc vi khuẩn E. coli phát triển một vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng được gọi là hội chứng tan máu tăng urê huyết
 
E. coli (Escherichia coli)
 
Thịt bò xay sống hoặc nấu chưa chín, sữa và nước trái cây sống (chưa tiệt trùng), rau sống (như rau diếp), rau sống và nước bị ô nhiễm
 
30 phút đến 8 giờ Buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy Staphylococcus aureus (Ngộ độc thực phẩm tụ cầu khuẩn) Thực phẩm không được nấu chín sau khi xử lý, chẳng hạn như thịt thái lát, bánh pudding, bánh ngọt và bánh mì sandwich
6 giờ đến 6 ngày Tiêu chảy (có thể có máu), sốt, co thắt dạ dày, nôn mửa Salmonella Thịt gà, gà tây và các loại thịt khác sống hoặc nấu chưa chín; trứng; sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng (thô); trái cây và rau sống, nhiều loài động vật, bao gồm gia cầm , bò sát và lưỡng cư, và động vật gặm nhấm  kể cả thú cưng bỏ túi.
6 đến 24 giờ Tiêu chảy, co thắt dạ dày kéo dài dưới 24 giờ—nôn mửa và sốt không phổ biến
 
Clostridium perfringens Thịt, gia cầm, nước thịt và các thực phẩm khác được nấu theo mẻ lớn và giữ ở nhiệt độ không an toàn
Trong vòng 24 giờ Tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt, ớn lạnh Vibrio Động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là hàu

 

3. Là gì khi gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ?

Dựa trên các thông tin nói trên và không may bị ngộ độc thực phẩm thì cũng không nên quá  lo lắng vì mọi thứ sẽ qua đi . Hãy đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, như: Tiêu chảy ra máu, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, sốt cao (trên 38°C); nôn mửa thường xuyên đến mức không thể giữ được chất lỏng trong cơ thể; dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu nhiều, khô miệng và cổ họng, cảm thấy chóng mặt khi đứng lên. Nếu đang mang thai và bị sốt cũng như các triệu chứng giống cúm khác.

Trường hợp bị  nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi. Những trường hợp ngộ độc nhẹ thì cần gây nôn để loại bỏ thức ăn gây độc.  Điều cực kỳ quan trọng là nghỉ ngơi và bù nước thường xuyên để thay thế chất lỏng bị mất. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy và nôn nhiều thì nên cho uống dung dịch oresol (pha đúng cách theo hướng dẫn) hoặc pha 1 thìa cà phê muối biển trong 1 lít nước đun sôi để nguội rồi cho người bệnh uống trong ngày để chống mất nước.

Về ăn uống, người bệnh cần ăn uống đúng cách, bù lại chất dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, nicotin… Nnên ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để cung cấp đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Trong chế độ ăn nên đảm bảo có đủ rau xanh và trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể nhanh hồi phục. Gừng, mật ong đều là những thực phẩm có lợi cho đường ruột sau khi ngộ độc thực phẩm vì vậy nên nhai và ngậm chút gừng tươi làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu và giúp nhanh bình phục.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

  Ý kiến khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây